Luật Sở Hữu Trí Tuệ – Điều 17

Nội dung chính

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội ban hành Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sau đó sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2019 quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

Luật sở hữu trí tuệ

Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được phát triển và sửa đổi, bổ sung thành luật sở hữu trí tuệ năm 2009luật sở hữu trí tuệ 2019 (luật sở hữu trí tuệ hiện hành) đã quy định về Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ. Hãy cùng A&Z tìm hiểu nội dung Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 qua bài viết dưới đây.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

Luật shtt

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính sách của nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ

Theo luật số 36/2009/QH12 của quốc hội: luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ:

Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ

  • Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
  • Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
  • Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.”

Nội dung Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)

Điều 17. Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ

1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
  • Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
  • Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
  • Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
  • Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
  • Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
  • Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả”.

Luật shttt 2005

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z

Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.

  • Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z

  • Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.

  • Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.

  • Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

  • Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan

  • Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu

  • Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu

Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệpđáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.

Nếu quý khách có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng điền thông tin vào form hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí:

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z

Địa chỉ: K4.45 KDC River Park, Đường D15A, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 093.197.3618

Email: info@azip.com.vn