Điều Kiện Bảo Hộ Giống Cây Trồng Ở Việt Nam

Nội dung chính

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và phát triển nông nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ quy định thủ tục bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam. Bảo hộ giống cây trồng là việc quan trọng giúp xác định quyền sở hữu của chủ sở hữu giống cây đó. Vậy điều kiện để bảo hộ giống cây trồng là gì?

Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý quy định về nhãn hiệu xin đăng ký trùng/tương tự gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ tại Việt Nam sẽ không được bảo hộ

Theo điểm o, khoản 2 điều 74 luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đánh giá khả năng phân biệt giữa nhãn hiệu trong tương quan với tên giống cây trồng. Theo đó nhãn hiệu đăng ký trùng/tương tự gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ tại Việt Nam sẽ không được bảo hộ

văn phòng bảo hộ giống cây trồng

Khái niệm liên quan đến giống cây trồng theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Giống cây trồng là các quần thể cây trồng cùng loại, có cùng hình thái và ổn định qua các chu kỳ nhân giống, và có khả năng phân biệt với các quần thể cây trồng khác bằng tính trạng có thể di truyền được. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có thể sử dụng để nhân giống hoặc gieo trồng, trong khi vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu hoạch được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.

Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019) quy định về quyền đối với giống cây trồng tại Phần thứ Tư từ Điều 157 đến Điều 197. Phần thứ Tư Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 đến Điều 163); Xác lập quyền đối với giống cây trồng (Điều 164 đến Điều 173); Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ (Điều 174 đến 184); Nội dung quyền đối với giống cây trồng (Điều 185 đến 189); Giới hạn quyền đối với giống cây trồng (Điều 190 đến 191); Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng (Điều 192 đến Điều 197 Luật Sở hữu trí tuệ).

Căn cứ vào các quy định về quyền đối với giống cây trồng trong Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019), nhận thấy đây là một chế định lớn quy định về quyền đối với giống cây trồng ở Việt Nam và tập trung vào những điều kiện của giống cây trồng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ:

1) Giống cây trồng đó phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;

2) Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt: Là giống cây trồng mang một hay nhiều đặc tính chủ yếu, khác biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ;

3) Giống cây trồng mới phải có tính đồng nhất: Tất cả các giống cây của giống đó đều có biểu hiện như nhau về đặc tính chủ yếu (ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số đặc tính cụ thể trong quá trình nhân giống);

4) Giống cây trồng mới phải có tính mới về mặt thương mại: Tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ của cá nhân hoặc tổ chức chọn tạo giống mà vật liệu nhân (là cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây như: hạt, cây giống, cành chiết, mắt ghép, mô, tế bào, củ mầm, đoạn thân được sử dụng để sản xuất ra các loại cây trồng mới – Xem: Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 13/CP) hoặc sản phẩm thu hoạch giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn hoặc người được ủy quyền hợp pháp bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là một năm; ngoài lãnh thổ Việt Nam là 6 năm đối với các cây thân gỗ và thân leo, 4 năm đối với các nhóm thân khác;

Giống cây trồng mới phải có tên gọi phù hợp, phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết hạn bảo hộ, không ai được sử dụng.

5) Những điều kiện bắt buộc cần phải có của giống cằy trồng mới được bảo hộ theo quy định của Hiệp hội quốc tế bảo vệ giống cây trồng mới (UPOV) quy định cũng gồm 5 điều kiện:

  • Tính khác biệt (Dictinctness) là giống mới tạo thành phải phân biệt được với các giống đã được biết và phổ biến ít nhất là một tính trạng đặc trưng;
  • Tính đồng nhất (Uníormity) các cây thuộc cùng giống đó cơ bản là đồng nhất về tính trạng đặc trưng, ngoại từ sự biến dị có thể xảy ra;
  • Tính ổn định (Stability): các tính đặc trưng không thay đổi qua các thế hệ hoặc mỗi chu kỳ nhân giống;
  • Tính mới về thương mại (Commercial Novelty) là giống mới chưa được bán với sự đồng ý của tác giả trước thời điểm nộp đơn khoảng thời gian nhất định;
  • Tên gọi thích hợp (Appropriate Denomination): tên gọi của giống mới không được trùng lặp với tên gọi của một giống khác thuộc cùng một loài cây

Quy định tên của giống cây trồng bảo hộ

Dựa theo điều 163 Luật sở hữu trí tuệ 2005 tên của giống cây trồng được quy định như sau:

“Điều 163. Tên của giống cây trồng

1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cùng một tên như tên đã đăng ký ở bất kỳ quốc gia nào khi nộp đơn đăng ký bảo hộ.

2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:

  • Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;
  • Vi phạm đạo đức xã hội;
  • Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
  • Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
  • Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
  • Trùng hoặc tương tự với tên của sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng đó;
  • Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong Bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.

5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.”

Đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Công ty A&Z là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam. Với hơn nhiều năm kinh nghiệm, công ty A&Z đã được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp. Quy trình đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại công ty A&Z rất đơn giản và tiện lợi.

Đội ngũ nhân viên của công ty A&Z được đào tạo chuyên nghiệp và am hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến bảo hộ giống cây trồng. Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi thắc mắc và giải đáp các câu hỏi liên quan đến dịch vụ.

Nếu quý khách có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng điền thông tin vào form hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí:

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z

Địa chỉ: K4.45 KDC River Park, Đường D15A, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 093.197.3618

Email: info@azip.com.vn