Nhãn hiệu tập thể là một hình thức đăng ký nhãn hiệu dành cho các tập thể, nhóm tổ chức hoặc liên minh. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể có đặc thù riêng, yêu cầu tuân thủ quy định pháp lý. Công ty Dịch vụ A&Z sẽ giúp bạn hiểu và hướng dẫn các đăng ký nhanh chóng, dễ dàng và chính xác nhất qua bài viết dưới đây.
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Tại Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật SHTT 2005) quy định về khái niệm nhãn hiệu tập thể như sau:
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”
![Nhãn Hiệu Tập Thể Là Gì?](https://azip.vn/wp-content/uploads/2023/05/nhan-hieu-tap-the-la-gi-2.jpg)
Bên cạnh đó, tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 quy định: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Như vậy, nhãn hiệu tập thể là gì? Có thể được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức (là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể) với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác không phải là thành viên của tổ chức đó.
Phân biệt nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường.
Một số điểm khác nhau cơ bản giữa nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu tập thể như sau:
Nhãn hiệu thông thường | Nhãn hiệu tập thể | |
Chức năng | Phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. | Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên trong tổ chức sở hữu nhãn hiệu này với các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức đó. |
Chủ sở hữu | Cá nhân hoặc tổ chức | Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp. |
Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu | Chủ sở hữu nhãn hiệu thông thường(Khoản 1 Điều 87 Luật SHTT 2005) | Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.Tuy nhiên đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức tập thể của các thành viên tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó mới có quyền đăng ký.(Khoản 3 Điều 87 Luật SHTT 2005) |
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể | Không yêu cầu phải có | Tổ chức tập thể cần xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và các thành viên khi sử dụng nhãn hiệu tập thể phảI tuân thủ theo quy chế này. |
Chủ thể có quyền sử dụng | – Chủ sở hữu; Cá nhân được chủ sở hữu cho phép sử dụng. | – Các thành viên của tổ chức tập thể; Tổ chức tập thể.Lưu ý: nhãn hiệu tập thể không được phép chuyển giao quyền sử dụng cho các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức tập thể (Khoản 2 Điều 142 Luật SHTTT 2005) |
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể là gì?
Tại Điều 72 Luật SHTT 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, nhãn hiệu tập thể để được bảo hộ cần đáp ứng được các điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ, hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó bằng một hoặc nhiều màu sắc.
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể với các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (xem quy định cụ thể tại Điều 74 Luật SHTT 2005).
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:
- Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty A&Z thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiệp của A&Z ký);
- Ủy quyền cho đại diện Công ty A&Z nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quy chế cần có các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Thời gian đăng ký nhãn hiệu tập thể là bao lâu?
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thông thường khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ. Cụ thể:
STT | Công việc | Thời gian thực hiện |
1 | Thẩm định hình thức | 01 tháng kể từ ngày nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ |
2 | Công bố | 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệNội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo. |
3 | Thẩm định nội dung | 09 tháng từ ngày công bố đơn Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp. |
4 | Cấp văn bằng | 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. |
Mặc dù thời hạn thực hiện thông thường sẽ rơi vào khoảng thời gian này nhưng trên thực tế, nếu nhãn hiệu phức tạp thì có thể sẽ bị kéo dài thời gian hơn so với các mốc đã nêu ở trên.
4. Cơ quan có thẩm quyền và hình thức nộp
Để thực hiện thủ tục này, người có yêu cầu có thể nộp hồ sơ theo hai hình thức:
– Nộp hồ sơ giấy tại các địa chỉ sau đây:
- Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội: Số 384 – 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng.
– Nộp đơn trực tuyến: Thông qua chứng thư số và chữ ký số tại Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Trong 01 tháng, người nộp đơn phải đến trực tiếp để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo cũng như nộp phí, lệ phí tương ứng.
– Nộp đơn qua bưu điện: Nộp theo địa chỉ của một trong các địa chỉ nêu trên và chi phí thông qua giấy chuyển tiền gửi kèm đơn đến điểm tiếp nhận đơn tương ứng đã nộp ở trên.
5. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tập thể
Căn cứ thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể nêu trên, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm các khoản sau đây:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng.
- Phí tra cứu: 180.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ; từ nhóm thứ 07 trở đi: 30.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ.
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ; từ nhóm thứ 07 trở đi: 120.000 đồng/sản phầm, dịch vụ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ đầu tiên; từ nhóm thứ hai trở đi là 100.000 đồng/sản phẩm.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là các thông tin về Đăng ký Nhãn hiệu tập thể, hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về các thủ tục cũng như cách đăng ký. Ngoài ra, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể cũng có một số đặc thù riêng. Để tiến hành đăng ký nhãn hiệu tập thể, tập thể cần tuân thủ quy trình và yêu cầu pháp lý quy định. Điều này bao gồm việc chuẩn bị tài liệu, đại diện tập thể trong quá trình đăng ký và bảo vệ quyền liên quan.
Tại Công ty Dịch vụ A&Z, chúng tôi hiểu rõ quy trình và quy định liên quan đến đăng ký nhãn hiệu tập thể. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho các tập thể về thủ tục đăng ký, bảo vệ quyền liên quan và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến nhãn hiệu tập thể. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn để đảm bảo quyền lợi và sở hữu trí tuệ của tập thể được bảo vệ một cách toàn diện và hiệu quả.