Quy trình đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Nội dung chính

Bạn đang tìm kiếm thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu thực phẩm? Hãy tìm hiểu ngay để bảo vệ sự sáng tạo và quyền lợi của bạn. Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm là bước quan trọng giúp bạn bảo vệ thương hiệu và ngăn chặn việc sao chép trái phép. Với quy trình đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng và hiệu quả, Công ty TNHH Dịch vụ và Sở hữu trí tuệ A&Z sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu.

Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm là gì ?

Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nhãn hiệu cho dòng sản phẩm thực  phẩm nhất định lên trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Cục Sở Hữu trí tuệ để Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện việc xem xét và cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu (Thương hiệu) cho sản phẩm thực phẩm đó. 

Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm là gì ?

Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Việc phân nhóm sản phẩm cho nhãn hiệu thực phẩm dự định đăng ký là bước tiên quyết. Theo bảng phân loại Ni-xơ, các sản phẩm thực phẩm được phân nhóm như sau:

  • Nhóm 05: gồm thực phẩm và chất dinh dưỡng cho mục đích y tế. (Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, Thực phẩm chức năng. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe); Chất và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong y tế; Chất bổ sung ăn kiêng…
  • Nhóm 09: gồm thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được. Thực phẩm đã được chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản…
  • Nhóm 30: gồm thực phẩm có nguồn gốc thực vật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản. Các loại gia vị dùng cho thực phẩm. Ngoài ra là các đồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người.
  • Nhóm 31: gồm thực phẩm là sản phẩm từ nông nghiệp, thủy sản; Các loại ngũ cốc và hạt dạng thô và chưa xử lý…

Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu thực phẩm ?

  • Được độc quyền sử dụng thương hiệu đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam tránh trường hợp bị mất thương hiệu hoặc bị làm giả, làm nhái thương hiệu nhưng không có cơ sở để xử lý hành vi xâm phạm thương hiệu do không chứng minh được là chủ sở hữu thương hiệu đó.
  • Được yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành biện pháp hành chính hoăc hình sự đối với cá nhân/tổ chức có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký.
  • Cho phép cá nhân/tổ chức khác có nhu cầu sử dụng thương hiệu và phải trả phí sử dụng thương hiệu.
  • Tạo được sự tin tưởng của khác hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tạo được lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu khác cùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đăng ký nhãn hiệu thực phẩm và đăng ký bảo hộ thương hiệu cho thực phẩm có khác nhau không ?

  • Tên gọi đúng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là thủ tục đăng ký nhãn hiệu 
  • Trong đời sống hàng ngày thì chúng ta vẫn hay dùng thuật ngữ đăng ký thương hiệu cho một sản phẩm nhất định nào đó nhưng thực tế thì trong luật Sở hữu trí tuệ chưa có khái niệm ” Thương hiệu” nhưng thương hiệu thực ra có phạm vi rộng hơn so với nhãn hiệu vì thương hiệu được hiểu là toàn bộ những giá trị thuộc về một công ty cho một sản phẩm nhất định, còn nhãn hiệu là một bộ phận nhỏ để nhận diện thương hiệu đó. 

—> Từ đó có thể thấy thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm với thủ tục đăng ký thương hiệu cho thực phẩm thực chất là một. Nó khác nhau do cách gọi của chúng ta mà thôi.

Điều kiện để khi đăng ký nhãn hiệu thực phẩm được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Khi nào đăng ký nhãn hiệu thực phẩm không được bảo hộ ?

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Quy trình các bước đăng ký nhãn hiệu thực phẩm ?

I. Tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu 

Tra cứu nhãn hiệu là một thủ tục để kiểm tra xem nhãn hiệu của bạn có giống hệt, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ hay không. Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z chúng tôi cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu dưới hai hình thức:

  • Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ thường nhanh và miễn phí, thời gian tra cứu thông thường từ vài giờ đến 3 ngày, tùy thuộc vào nhãn hiệu và nhóm sản phẩm gắn với nhãn hiệu. Phương pháp tra cứu này có nhược điểm là kết quả có tỷ lệ chính xác thấp (khoảng 60%). Do đó, vẫn có khả năng có một nhãn hiệu giống với nhãn hiệu của bạn và đã được công bố trên cơ sở dữ liệu điện tử của sở hữu công nghiệp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, trong trường hợp này, sẽ xảy ra trường hợp nhãn hiệu trùng lặp nhưng không thể được kiểm tra bởi cách tra cứu sơ bộ.
  • Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu: Thời gian tra cứu của phương pháp chuyên sâu thường mất từ ​​3 ngày đến 7 ngày. Khi áp dụng cách tra cứu này, nhãn hiệu của bạn sẽ được xem xét và tư vấn bởi các chuyên gia của Công ty A&Z trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ưu điểm của phương pháp này so với tra cứu sơ bộ là kết quả có tỷ lệ chính xác cao hơn nhiều (tới 98%). Theo đó, cơ hội đăng ký thành công sẽ cao hơn. Công ty Sở hữu trí tuệ A&Z thường đề xuất cách tìm kiếm này cho khách hàng của chúng tôi để tránh trường hợp bị từ chối đơn đăng ký.

Xem thêm bài viết: Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Kiểm Tra Có Bị Trùng Hay Không?

II. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể nhờ  dịch vụ của bên Công ty Sở hữu trí tuệ A&Z thực hiện. Khi nộp hồ sơ, cần chuẩn bị một bộ hồ sơ cụ thể như trên và cần cung cấp các thông tin và giấy tờ cụ thể như sau. Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:

  • Danh mục sản phẩm dự định đăng ký nhãn hiệu;
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • 01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
  • Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

—> Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đóng dấu tiếp nhận đơn trong đó có ghi ngày, tháng, năm tiếp nhận đơn và số đơn để theo dõi. Sau khi nộp hồ sơ tại bước này xong sẽ chuyển sang bước theo dõi đơn và chờ  phản hồi từ Cục Sở hữu trí tuệ.

III. Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua từng bước nhỏ như sau:

Bước 1: Thẩm định đơn về mặt hình thức

– Mục đích, nội dung của việc thẩm định hình thức đơn: Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).

 – Ngày nộp đơn được xác định như sau: Ngày nộp đơn là ngày đơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận ghi trong dấu nhận đơn đóng trên tờ khai theo quy định ;

– Thông báo kết quả thẩm định hình thức, thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

+ Nếu đơn thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm 13.2 của Thông tư này hoặc đơn còn có các thiếu sót quy định tại điểm 13.3 của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

Trong thông báo phải nêu rõ tên, địa chỉ người nộp đơn; tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu đơn được nộp thông qua tổ chức đó); tên đối tượng nêu trong đơn; ngày nộp đơn và số đơn; các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ tên, địa chỉ người nộp đơn, tên người được uỷ quyền đại diện (nếu có) và các thông tin về đối tượng nêu trong đơn, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không được chấp thuận thì phải nêu rõ lý do).

– Từ chối chấp nhận đơn
Trường hợp người nộp đơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ theo quy định tại điểm 13.6.a của Thông tư này mà người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng trong thời hạn đã ấn định, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo từ chối chấp nhận đơn và hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã được nộp liên quan đến công việc sau thẩm định hình thức theo yêu cầu của người nộp đơn.
13.8 Thời hạn thẩm định hình thức đơn
a) Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
b) Nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho việc sửa chữa, bổ sung tài liệu.
c) Trước ngày kết thúc thời hạn nêu tại điểm 13.8.a trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ phải thẩm định xong về hình thức đơn và gửi thông báo kết quả cho người nộp đơn theo quy định tại điểm 13.6 của Thông tư này.

 Bước 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn
  • Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ. Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
  • Thời gian công bố đơn đăng ký: 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký về mặt nội dung

  • Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
  • Nội dung thẩm định
  • Thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau đây:
    • Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
    • Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
    • Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
    • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hoá, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hoá, dịch vụ.
  • Việc thẩm định nội dung đối với từng đối tượng nêu tại các điểm 15.6.b (i), (ii), (iii) trên đây được hoàn tất khi đã đánh giá đối tượng đó với tất cả các điều kiện bảo hộ và có đủ căn cứ để kết luận đối tượng đó không đáp ứng hoặc đáp ứng điều kiện bảo hộ, cụ thể là:
    • Tìm thấy lý do để kết luận đối tượng không đáp ứng một/một số/tất cả các điều kiện bảo hộ; hoặc
    • Không tìm thấy bất kỳ lý do nào để kết luận đối tượng không đáp ứng ít nhất một điều kiện bảo hộ.

Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
  • Thời gian cấp văn bằng là 02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng

Xem chi tiết quy trình trong bài viết: Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu cập nhật mới nhất

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm gồm những gì ?

  • 2 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bạn có thể xem bài viết: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những tài liệu gì? Hướng dẫn chi tiết viết tờ khai

Câu hỏi thường gặp về đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Tôi có một logo muốn dùng nhãn hiệu này để đăng ký nhãn hiệu thực phẩm mà tôi đang kinh doanh. Vậy tôi phải làm gì để tôi có bảo hộ được nhãn hiệu này trên bao bì sản phẩm của tôi ?

Để thực hiện việc bảo hộ cho nhãn hiệu này thì bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm. và các bước bạn phải làm cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bản Thiết kế bản logo đã có trong tay 
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thực phẩm lên Cục Sở Hữu trí tuệ- Bộ Khoa học Công nghệ
Bước 3: Chờ xử lý hồ sơ từ Cục Sở Hữu trí tuệ. Trong quá trình xử lý hồ sơ có thể sẽ phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ —> Các bạn cần để ý theo dõi hồ sơ để sửa đổi, bổ sung kịp thời
Bước 4: Nhận kết quả bảo hộ nhãn hiệu

Tôi muốn cùng là nhóm sản phẩm về thực phẩm nhưng tôi dùng hai nhãn hiệu để đăng ký được không ?

Được. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký hai nhãn hiệu cho cùng một dòng sản phẩm được vì Luật không hạn chế việc này. Điều quan trọng là nếu hai nhãn hiệu của bạn khác nhau thì khi đăng ký nhãn hiệu bạn sẽ phải nộp thành hai hồ sơ khác nhau. 

Sau khi đăng ký nhãn hiệu thực phẩm và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ này có hiệu lực là bao lâu ?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z

Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.

  • Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z

  • Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.

  • Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.

  • Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

  • Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan

  • Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu

  • Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu

Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệpđáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.

Nếu quý khách có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng điền thông tin vào form hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí:

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z

Địa chỉ: K4.45 KDC River Park, Đường D15A, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 093.197.3618

Email: info@azip.com.vn