Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm

Nội dung chính

Các loại văn phòng phẩm như: giấy in, kẹp, ghim….tuy là những đồ dùng nhỏ bé nhưng chúng sẽ phục vụ công việc của bạn được tốt hơn, đóng một vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp mà còn phục vụ cho đời sống hàng ngày.

Việc không đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm của mình ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, uy tín cũng như nguồn thu và đứng trước nguy cơ doanh nghiệp của bạn sẽ bị đối thủ kiện ngược lại.

Đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Đây là thủ tục xác lập quyền cho nhãn hiệu của các sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất nhằm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu thì đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được phân nhóm từ nhóm 01 đến nhóm 34.

Việc đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm nhằm hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng và được pháp luật bảo vệ trước những tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

Việc đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm không phải là yêu cầu bắt buộc mà là quyền nên tổ chức, cá nhân có thể đăng ký hoặc không đăng ký khi sử dụng nhãn hiệu đó.

Đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm

Phân loại đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm

Việc phân loại này sẽ dựa vào bảng phân loại hàng hóa dịch vụ Ni-xơ phiên bản mới nhất bao gồm 45 nhóm phân loại (nhóm 1 đến nhóm 34 là nhóm hàng hóa, nhóm 35 đến nhóm 45 là nhóm dịch vụ). Hệ thống phân loại được quy định bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

Đối với sản phẩm giấy và văn phòng phẩm được phân vào Nhóm 16 theo phiên bản hiện tại của Bảng Phân loại Nice được lập bởi Thỏa ước Nice bao gồm: Giấy, bìa cứng; Ấn phẩm; Vật liệu để đóng sách; Ảnh chụp; Văn phòng phẩm và đồ dùng văn phòng, trữ đồ đạc; Keo dán dùng cho văn phòng hoặc dùng cho mục đích gia dụng; Vật liệu dùng để vẽ và vật liệu dùng cho nghệ sĩ; Bút lông; Ðồ dùng để hướng dẫn và giảng dạy; Tấm, màng mỏng, túi bằng chất dẻo dùng để bọc và bao gói; Chữ in, bản in đúc (clisê).

Nhóm 16 đặc biệt gồm cả:

  • Dao rọc giấy và xén giấy;
  • Dao rọc giấy và xén giấy;
  • Bìa sách, vỏ bọc và dụng cụ dùng để giữ hoặc bảo vệ giấy, ví dụ, cặp hồ sơ tài liệu, kẹp tiền, bìa bọc quyển séc, kẹp giấy, bìa bọc hộ chiếu, sổ lưu niệm vở trang rời;
  • Một số máy văn phòng, ví dụ, máy chữ, máy nhân bản, máy đóng dấu dùng cho văn phòng, gọt bút chì; – Dụng cụ sơn dành cho nghệ sĩ và họa sĩ vẽ trong nhà và ngoài trời, ví dụ, đĩa đựng màu nước của nghệ sĩ, bảng màu và giá vẽ của họa sĩ, khay và con lăn sơn;
  • Một số sản phẩm giấy dùng một lần, ví dụ, yếm, tạp dề, giấy ăn và khăn trải bàn bằng giấy;
  • Một số hàng hóa được làm bằng giấy hoặc cáctông không được xếp vào các nhóm khác theo chức năng hay mục đích sử dụng, ví dụ, túi giấy, bao bì và đồ đựng dùng để bao gói, tượng, tượng nhỏ và tác phẩm nghệ thuật bằng giấy hoặc cáctông, như tượng nhỏ bằng giấy bồi, tờ in thạch bản có khung hoặc không có khung, tranh vẽ và màu nước.

Nhóm 1

Giấy ảnh

Nhóm 3

Giấy mài

Nhóm 21

Cốc giấy và đĩa giấy dùng cho bàn ăn

Nhóm 34

Giấy cuộn thuốc lá

Nhóm 35

Mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm văn phòng phẩm như: Giấy, bìa cứng; Ấn phẩm; Vật liệu để đóng sách; Ảnh chụp; Văn phòng phẩm và đồ dùng văn phòng, trữ đồ đạc; Keo dán dùng cho văn phòng hoặc dùng cho mục đích gia dụng; Vật liệu dùng để vẽ và vật liệu dùng cho nghệ sĩ; Bút lông; Ðồ dùng để hướng dẫn và giảng dạy; Tấm, màng mỏng, túi bằng chất dẻo dùng để bọc và bao gói; Chữ in, bản in đúc (clisê), các loại giấy in cho nhiều mục đích.

Xem thêm bài viết: Phân Loại Nhóm Hàng Hóa, Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm 

Chủ đơn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
  • Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên gồm: Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bạn có thể xem bài viết: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những tài liệu gì? Hướng dẫn chi tiết viết tờ khai

Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm hiện nay:

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

Dựa trên ý tưởng và nhu cầu ban đầu, doanh nghiệp sẽ thiết kế và tạo ra một nhãn hiệu để được đăng ký bảo hộ. Trong giai đoạn này, chủ đơn nên chú ý đến các điều kiện của nhãn hiệu được đăng ký và bảo vệ theo quy định hiện hành của Luật Sở hữu trí tuệ:

  • Nhãn hiệu phải là một dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, bao gồm cả hình ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu;
  • Có khả năng phân biệt các sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu với các sản phẩm của các công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác.

Bước 2: Tra cứu để điền đơn đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm

Tra cứu nhãn hiệu là một thủ tục để kiểm tra xem nhãn hiệu của bạn có giống hệt, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ hay không. Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z chúng tôi cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu dưới hai hình thức:

  • Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ thường nhanh và miễn phí, thời gian tra cứu thông thường từ vài giờ đến 3 ngày, tùy thuộc vào nhãn hiệu và nhóm sản phẩm gắn với nhãn hiệu. Phương pháp tra cứu này có nhược điểm là kết quả có tỷ lệ chính xác thấp (khoảng 60%). Do đó, vẫn có khả năng có một nhãn hiệu giống với nhãn hiệu của bạn và đã được công bố trên cơ sở dữ liệu điện tử của sở hữu công nghiệp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, trong trường hợp này, sẽ xảy ra trường hợp nhãn hiệu trùng lặp nhưng không thể được kiểm tra bởi cách tra cứu sơ bộ.
  • Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu: Thời gian tra cứu của phương pháp chuyên sâu thường mất từ ​​3 ngày đến 7 ngày. Khi áp dụng cách tra cứu này, nhãn hiệu của bạn sẽ được xem xét và tư vấn bởi các chuyên gia của Công ty A&Z trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ưu điểm của phương pháp này so với tra cứu sơ bộ là kết quả có tỷ lệ chính xác cao hơn nhiều (tới 98%). Theo đó, cơ hội đăng ký thành công sẽ cao hơn. Công ty Sở hữu trí tuệ A&Z thường đề xuất cách tìm kiếm này cho khách hàng của chúng tôi để tránh trường hợp bị từ chối đơn đăng ký.

Xem thêm bài viết: Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Kiểm Tra Có Bị Trùng Hay Không?

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm. Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam:

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Bước 4: Theo dõi quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu đồng hồ tại Cục SHTT

Sau khi Đơn đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm của Chủ đơn được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn thẩm định hình thức đơn (1-2 tháng): Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn (các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm, phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…) và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ (nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký);
  • Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp (02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ): Đơn đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố Đơn;
  • Giai đoạn thẩm định nội dung (9-12 tháng):

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.

  • Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đồng hồ (1-2 tháng)
  • Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

Xem chi tiết quy trình trong bài viết: Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu cập nhật mới nhất

Lợi ích khi đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm

Việc đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm cũng có thể mang lại cho công ty của bạn những lợi ích về pháp luật, kinh tế đáng kể trên thị trường, ví dụ như:

  • Được pháp luật ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu;
  • Hạn chế và xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu (bắt chước, ăn cắp, làm giả, làm nhái nhãn hiệu …);
  • Nâng cao vị thế của công ty trên thị trường: Đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để xác định chủ sở hữu hợp pháp cho nhãn hiệu khi có bất kỳ tranh chấp cũng như vi phạm nào liên quan đến nhãn hiệu của các đối thủ khác muốn sử dụng danh tiếng của công ty bạn để kiếm lợi nhuận mà không có sự đồng ý của bạn.
  • Xây dựng danh tiếng cho thương hiệu của bạn: Một nhãn hiệu đã đăng ký sẽ tăng khả năng phân biệt sản phẩm của bạn với các sản phẩm của các công ty khác trên thị trường.
  • Gia tăng lợi nhuận: Một nhãn hiệu nổi tiếng nếu được đăng ký sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty từ việc nhượng quyền hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z

Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.

  • Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z

  • Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.

  • Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.

  • Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

  • Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan

  • Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu

  • Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu

Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệpđáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.

Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu được giải đáp chi tiết hơn về quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho văn phòng phẩm nói riêng và đăng ký nhãn hiệu nói chung xin vui lòng liên hệ công ty Sở hữu trí tuệ A&Z.

Nếu quý khách có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng điền thông tin vào form hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí:

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z

Địa chỉ: K4.45 KDC River Park, Đường D15A, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 093.197.3618

Email: info@azip.com.vn