Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm, sau đó chủ sở hữu phải tiến hành gia hạn để tiếp tục sử dụng. Nếu không nộp phí gia hạn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực. Ngoài trường hợp không gia hạn, còn có những tình huống khác liên quan đến việc chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Công ty A&Z cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong những trường hợp sau
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm, Có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần, không giới hạn số lần. đăng ký thương hiệu nhãn hiệu
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu chấm dứt tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp hoặc không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong 5 năm liên tục.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp cho người không có quyền đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ.
Trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Trường hợp chủ văn bằng tự yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:
- Kiểm tra đơn về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
- Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ yêu cầu chấm dứt;
- Ra Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.
Trường hợp yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện:
- Kiểm tra đơn về mặt hình thức (bằng chứng, lý do yêu cầu chấm dứt) và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
- Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng để chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng bảo hộ;
Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt một phần/ toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ;
Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Cách thức nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ: Thông qua đại diện sở hữu công nghiệp hoặc nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.
Chứng minh chấm dứt nhãn hiệu
- Chứng minh nhãn hiệu không được sử dụng 5 năm liên tục: Công ty A&Z sẽ đại diện quý khách hàng để thực hiện thủ tục điều tra tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam để chứng minh nhãn hiệu đề nghị chấm dứt hiệu lực không được sử dụng trong 5 năm liên tục trước khi đề nghị chấm dứt.
- Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – Bộ Công Thương.
- Thời gian điều tra: 7-10 ngày làm việc
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Thành phần hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Chứng cứ;
- Giấy ủy quyền
- Bản giải trình lý do yêu cầu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Dịch vụ của Công ty A&Z liên quan đến chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu):
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu và chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Báo cáo tiến độ và tư vấn các bước kế tiếp cho khách hàng;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý, sở hữu trí tuệ cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục;
- Tư vấn điều kiện chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Tư vấn, tra cứu thông tin tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục tra cứu tình hình sử dụng nhãn hiệu;
- Tư vấn, soạn thảo hồ sơ, phúc đáp các công văn của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục chấm dứt hiệu lực Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;