Đối với hàng hóa, dịch vụ nói chung và đối với sản phẩm dùng để vệ sinh nói riêng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp tăng thêm sự tin tưởng của người tiêu dùng cũng như đối tác kinh doanh. Do đó, chủ thể kinh doanh cần đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh để bảo hộ cho sản phẩm của mình.
Dưới đây là quy trình đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh đang hiện hành tại Việt Nam các chủ doanh nghiệp có thể tham khảo.
Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh
Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh, chủ sở hữu cần nắm rõ được sản phẩm dự định mang nhãn hiệu được phân vào nhóm nào theo bảng phân loại Nice. Bởi theo quy định của pháp luật thì danh mục hàng hóa, dịch vụ nêu trong Đơn phải được phân loại cụ thể.
Theo bảng phân loại Nice, các thiết bị vệ sinh được phân vào các nhóm sau:
Nhóm 11: Phụ kiện phòng tắm bao gồm: Sen vòi; bộ vòi tắm; bộ xịt vệ sinh; chậu rửa bát bằng inox; bồn tắm; bình nước nóng đun bằng điện;
Nhóm 21: Bộ phụ kiện phòng tắm bao gồm: Khay xà phòng tắm bằng inox; vòng treo khăn tắm bằng inox; giá để giấy vệ sinh; thanh treo khăn mặt; cốc đánh răng làm bằng inox.
Xem thêm bài viết: Phân Loại Nhóm Hàng Hóa, Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh
Để đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các tài liệu sau:
- Danh mục sản phẩm dự định đăng ký nhãn hiệu;
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- Mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Để đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng nên thực hiện tra cứu nhãn hiệu thông qua dịch vụ của công ty A&Z.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân nếu chủ sở hữu là cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư nếu chủ sở hữu là tổ chức
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh
Hiện nay chủ đơn đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh có thể đăng ký theo các cách sau:
Nộp trực tiếp
Với hình thức nộp trực tiếp thì các chủ đơn sẽ nộp tại. Hoặc nộp tại các văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu cho thiết bị vệ sinh qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
Nộp trực tuyến
Để đơn giản hoá thủ tục hành chính, các chủ thể hiện nay đã có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu qua mạng. Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh
Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ HĐND: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
Xem chi phí chi tiết tại đây: Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam hết bao nhiêu?
Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh tại Cục SHTT
Kể từ khi tiếp nhận, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh và gửi những thông báo cho người nộp đơn. Quá trình này gồm:
- Thẩm định hình thức (1-2 tháng);
- Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
- Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
- Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Trong giai đoạn này thì người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh chỉ cần theo dõi quá trình, nhận thông báo, thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn hay trả lời đối với trường hợp có ý kiến của người thứ ba (nếu có).
Lưu ý: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trước và sau 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu thực hiện gia hạn văn bằng bảo hộ và không giới hạn số lần gia hạn.
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z
Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:
Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.
Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z
Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.
Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.
Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.
Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan
Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu
Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu
Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu được giải đáp chi tiết hơn về quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho dụng cụ vệ sinh và đăng ký nhãn hiệu nói chung xin vui lòng liên hệ công ty Sở hữu trí tuệ A&Z