Nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế, xã hội của Việt Nam. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp đây là điều kiện để cho các sản phẩm nông cụ phát triển. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ là điều cần thiết để tránh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp đối thủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp mình.
Vậy đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ như thế nào, cần phải có những tài liệu gì, thực hiện thủ tục từng bước ra sao, hãy cùng công ty A&Z chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ
Như đã nói ở trên các sản phẩm nông cụ phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp… Do đó, chủ sở hữu cần phải phân nhóm chính xác để xác định đúng phạm vi đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ mà bạn đang cung cấp, sở hữu.
Theo bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ Nice, các sản phẩm nông cụ được phân nhóm 7 gồm một số sản phẩm như công cụ nông nghiệp trừ dụng cụ thao tác thủ công; lưỡi cày;…
Lưu ý: Nhóm này chỉ bao gồm nông cụ không thao tác thủ công.
- Nhóm 08 gồm: dụng cụ nông nghiệp thao tác thủ công; Dụng cụ tỉa cây; dìu; dìu; dụng cụ làm vườn (công cụ cầm tay thao tác thủ công); liềm; cuốc;…
Thủ tục này tùy không bắt buộc phải thực hiện, nhưng việc này giúp cho chủ sở hữu biết được khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công để từ đó đưa ra những sự điều chỉnh cho phù hợp.
![Đăng Ký Nhãn Hiệu Cho Sản Phẩm Nông Cụ](https://azip.vn/wp-content/uploads/2023/05/dang-ky-nhan-hieu-cho-san-pham-nong-cu-edited.jpeg)
Xem thêm bài viết: Phân Loại Nhóm Hàng Hóa, Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu
Tra cứu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ (không bắt buộc)
Cũng như việc phân loại nhóm sản phẩm, thủ tục này cũng không bắt buộc nhưng để tránh mất thời gian khi nhãn hiệu bị từ chối do không đáp ứng các điều kiện theo quy định đa phần các doanh nghiệp đều thực hiện.
Tra cứu nhãn hiệu là một thủ tục để kiểm tra xem nhãn hiệu của bạn có giống hệt, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ hay không. Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z chúng tôi cung cấp dịch vụ tra cứu nhãn hiệu dưới hai hình thức:
- Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ thường nhanh và miễn phí, thời gian tra cứu thông thường từ vài giờ đến 3 ngày, tùy thuộc vào nhãn hiệu và nhóm sản phẩm gắn với nhãn hiệu. Phương pháp tra cứu này có nhược điểm là kết quả có tỷ lệ chính xác thấp (khoảng 60%). Do đó, vẫn có khả năng có một nhãn hiệu giống với nhãn hiệu của bạn và đã được công bố trên cơ sở dữ liệu điện tử của sở hữu công nghiệp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, trong trường hợp này, sẽ xảy ra trường hợp nhãn hiệu trùng lặp nhưng không thể được kiểm tra bởi cách tra cứu sơ bộ.
- Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu: Thời gian tra cứu của phương pháp chuyên sâu thường mất từ 3 ngày đến 7 ngày. Khi áp dụng cách tra cứu này, nhãn hiệu của bạn sẽ được xem xét và tư vấn bởi các chuyên gia của Công ty A&Z trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Ưu điểm của phương pháp này so với tra cứu sơ bộ là kết quả có tỷ lệ chính xác cao hơn nhiều (tới 98%). Theo đó, cơ hội đăng ký thành công sẽ cao hơn. Công ty Sở hữu trí tuệ A&Z thường đề xuất cách tìm kiếm này cho khách hàng của chúng tôi để tránh trường hợp bị từ chối đơn đăng ký.
Xem thêm bài viết: Hướng Dẫn Tra Cứu Nhãn Hiệu Kiểm Tra Có Bị Trùng Hay Không?
Lưu ý: Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành cho phép hưởng quyền ưu tiên đối với một số trường hợp. Vì vậy, việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký không đảm bảo 100% nhãn hiệu sẽ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc tra cứu này sẽ làm tăng khả năng chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ
Để đăng ký nhãn hiệu nói chung và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ nói riêng, quý khách cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký;
- Mẫu nhãn hiệu (với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm);
- Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Văn bản uỷ quyền cho công ty A&Z (trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục nộp đơn thông qua đại diện của công ty A&Z).
Ngoài ra, đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cần có thêm các giấy tờ sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong đơn.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết và nộp lên Cục SHTT, Cục sẽ tiến hành xem xét và xử lý Đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ theo thứ tự các bước như sau:
- Thẩm định hình thức đơn (1 tháng tính từ ngày tiếp nhận đơn)
Nếu đơn đáp ứng các điều kiện quy định về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu, phân nhóm hàng hóa/dịch vụ thì Cục sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Còn nếu không đáp ứng thì thay vào đó sẽ là thông báo từ chối kèm lý do và yêu cầu người nộp đơn phúc đáp trong thời gian nhất định.
- Công bố đơn hợp lệ trên công báo SHCN (2 tháng tính từ ngày Cục thông báo đơn hợp lệ)
- Thẩm định nội dung đơn (9-12 tháng tính từ ngày công bố đơn)
Bước này mất thời gian lâu nhất bởi những quy định khắt khe về điều kiện đối với nội dung đơn. Nếu sau khi xem xét và đáp ứng đủ điều kiện hay không đủ điều kiện thì tương tự Cục cũng sẽ xử lý giống như bước thẩm định hình thức đơn.
- Cấp văn bằng bảo hộ (2-3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí cấp bằng)
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sau khi được cấp sẽ có hiệu lực sử dụng trong thời gian 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được phép gia hạn văn bằng thêm 10 năm khi hết hạn và số lần gia hạn không hạn chế.
Xem chi tiết quy trình trong bài viết: Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu cập nhật mới nhất
Thời hạn bảo hộ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ
Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Như vậy, có thể nói nhãn hiệu khi đã được đăng ký sẽ được bảo hộ vô thời hạn với điều kiện chủ sở hữu thực hiện thủ tục gia hạn và nộp đầy đủ lệ phí theo quy định của pháp luật.
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z
Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:
Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.
Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z
Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.
Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.
Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.
Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan
Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu
Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu
Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu được giải đáp chi tiết hơn về quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm nông cụ nói riêng và đăng ký nhãn hiệu nói chung xin vui lòng liên hệ công ty A&Z để được tư vấn.