Tổng Hợp Những Trường Hợp Không Được Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu

Nội dung chính

Nhãn hiệu có thể mang đăng ký và được bảo hộ bởi pháp luật khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chí quy định. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, có những trường hợp không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây là những hạn chế và điều kiện quy định theo pháp luật để đảm bảo tính công bằng và tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Dưới đây là tổng hợp các trường hợp mà bạn cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Các dấu hiệu không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Những từ dùng để mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ chẳng hạn như MÃNG CẦU cho các loại đồ uống hoặc QUỐC TẾ cho những dịch vụ vận chuyển hàng hóa;
  • Thông thường những từ hoặc cụm từ như trắng tuyệt đối cho giấy, hoặc thân thiện môi trường cho những dịch vụ tái chế cũng không được bảo hộ;
  • Những tên phổ biến;
  • Những tên địa danh, đặc biệt là những tên của các thành phố, thị trấn hay tên của vùng ngoại ô hoặc ranh giới cho những hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn muốn gắn nhãn hiệu;
  • Những chữ viết tắt, những từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ, các con số hoặc những chữ cái phổ biến đã được sử dụng liên quan tới hàng hóa;
  • Chỉ những hệ chữ Latin mới có khả năng được bảo hộ, các hệ chữ tượng hình như chữ Phạn, chữ Hán, chữ của người Ả rập… sẽ không được bảo hộ riêng;
  • Quá nhiều chữ hoặc hình vẽ quá phức tạp hoặc hình vẽ đơn giản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông bị đánh giá là không được bảo hộ riêng.

Các dấu hiệu không được bảo hộ thương hiệu

  • Quốc kỳ;
  • Quốc huy;
  • Các dấu hiệu chứng nhận;
  • Các dấu hiệu mang tính kích động bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục;
  • Tên thật, bí danh, bút danh của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới;
  • Các từ viết tắt và những tên hay Tổ chức phi chính phủ.

Việt Nam sẽ từ chối đăng ký nhãn hiệu nếu nhãn hiệu đó chứa hoặc bao gồm một trong các dấu hiệu được nêu trên. Ngoài ra cũng có thể từ chối đăng ký những nhãn hiệu có những sự tương đồng nhất định với những dấu hiệu trên.

Những Trường Hợp Không Được Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu
Các “đối tượng” không được bảo hộ thương hiệu

Các điều kiện để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Các nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

  • Là dấu hiệu được nhìn thấy bằng mắt như màu sắc, chữ cái, chữ số, hình ảnh, hình vẽ, hình ảnh 3 chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nghĩa là nhãn hiệu đó phải cảm nhận được bằng mắt thường. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định, dưới dạng chữ viết hoặc hình ảnh;
  • Dấu hiệu có khả năng tạo nên sự khác biệt, phân biệt so với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu đó phải dễ nhớ, dễ nhận biết và người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt được sản phẩm, dịch vụ gắn nhãn hiệu đó với các loại sản phẩm, dịch vụ khác.

Những trường hợp không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đối với những trường hợp sau đây (được quy định tại điều 73 và 74 Luật SHTT) khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi thẩm định đơn:

  • Nhãn hiệu được thiết kế giống hoặc tương tự với quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia khác;
  • Nhãn hiệu có tính mô tả. Ví dụ bạn đăng ký nhãn hiệu cho quán ăn với nhãn hiệu NGON thì khả năng bị từ chối bảo hộ cao. Bởi vì từ ngon dùng để miêu tả cảm nhận về món ăn, không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu khác;
  • Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã có trên thị trường;
  • Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội. Gồm những nhãn hiệu có từ ngữ vi phạm chuẩn mực đạo đức hoặc tôn giáo;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ như thanh long Bình Thuận nổi tiếng vì chất lượng nhưng thanh long của bạn được trồng ở Khánh Hòa nhưng đăng ký nhãn hiệu có kèm từ Bình Thuận gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Những lưu ý về công đoạn thiết kế nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ

Việc thiết kế nhãn hiệu như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến việc Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận hay từ chối đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, bạn cần chú ý:

  • Nên thiết kế cả hình và chữ cho nhãn hiệu để tăng khả năng phân biệt cũng như sự độc đáo của nhãn hiệu giúp người tiêu dùng ấn tượng hơn;
  • Không nên thiết kế nhãn hiệu giống với hình ảnh hoặc tương tự với quốc huy, quốc kỳ hoặc tổ chức chính phủ khác;
  • Quan trọng nhất là phải xem xét nhãn hiệu của mình có tương tự hay trùng với bất kỳ nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác không. Vì nó ảnh hưởng lớn đến khả năng bảo hộ của nhãn hiệu;
  • Nhãn hiệu nên được thiết kế sao cho có thể truyền tải thông điệp mà sản phẩm muốn gửi gắm đến người tiêu dùng.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z

Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.

  • Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z

  • Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.

  • Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.

  • Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

  • Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan

  • Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu

  • Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu

Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệpđáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.

Trên đây là tổng hợp những Những trường hợp không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Qua những trường hợp này, chúng ta nhận thấy rằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không hoàn toàn tự do và không phải tất cả các tên gọi, biểu tượng hay hình ảnh đều có thể được chấp nhận.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn và thiết kế một nhãn hiệu độc đáo, không vi phạm các quy định pháp lý và không gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Việc nắm rõ những trường hợp không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp tránh những phiền toái và tranh chấp về sau.

Nếu bạn đang có ý định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm hay dịch vụ của mình, hãy tìm hiểu kỹ về các quy định và hạn chế liên quan đến nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn cụ thể, các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của công ty A&Z sẵn sàng hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho bạn.

Nếu quý khách có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng điền thông tin vào form hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí:

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z

Địa chỉ: K4.45 KDC River Park, Đường D15A, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 093.197.3618

Email: info@azip.com.vn