Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất

Nội dung chính

Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng nhằm định vị sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Nhãn hiệu tạo nên dấu ấn thương hiệu, sự khác biệt trong cùng một nhóm ngành nghề kinh doanh trên thị trường Việt Nam và trên Thế Giới. Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu là biện pháp hiệu quả nhằm bảo hộ cho doanh nghiệp ngăn chặn các cá nhân/tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu của doanh nghiệp mình nhằm gây ra sự nhầm lẫn, sai khác về chất lượng dịch vụ… Để hiểu rõ thêm về Quy trình đăng ký nhãn hiệu thông qua các nội dung bài viết này Công ty TNHH Dịch vụ và Sở hữu trí tuệ A&Z sẽ mang đến cho Khách hàng một số kiến thức về đăng ký nhãn hiệu để Khách hàng tham khảo:

Quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Cách đăng ký bản quyền nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Người nộp đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tới Cục Sở hữu Trí tuệ theo 2 cách sau:

Nộp hồ sơ giấy: 

Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ dưới đây:

Điểm tiếp nhậnĐịa chỉTổng đàiEmail
Trụ sở Cục Sở hữu Trí tuệ (IP VIETNAM)384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân,(024) 3858 3069vietnamipo@ipvietnam.gov.vn
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Hồ Chí MinhLầu 7, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1(028) 3920 8483 – 3920 8485vanphong2@ipvietnam.gov.vn
Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại TP. Đà NẵngTầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng(023) 6388 9955vanphong3@ipvietnam.gov.vn

Nộp hồ sơ qua mạng:

  • Bạn có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link này;
  • Để đăng ký theo cách này bạn cần có chữ ký số (còn gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Trong vòng 1 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ vào ngày làm việc trong giờ giao dịch, xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có), đồng thời nộp phí/lệ phí theo quy định. 

Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Còn nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận. 

Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy. Hệ thống sẽ gửi thông báo hủy tài liệu trực tuyến cho người nộp đơn.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Đăng ký nhãn hiệu
Guarantee Approved Authorized Certified Concept

Trên đây, là các bước để tiến hành cách đăng ký sở hữu nhãn hiệu. Vậy cần những hồ sơ gì để thực hiện thủ tục?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Tên giấy tờMẫu đơn, tờ khaiSố lượng
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).Bản chính: 0 – Bản sao: 1
Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khácBản chính: 1 – Bản sao: 0
Tờ khaiA.04 đăng ký NH.docBản chính: 2 – Bản sao: 0
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệuBản chính: 1 – Bản sao: 0
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiênBản chính: 1 – Bản sao: 0
Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có thêm:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhậnBản chính: 1 – Bản sao: 0
Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý)Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)Bản chính: 1 – Bản sao: 0
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)Bản chính: 1 – Bản sao: 0

Bạn có thể xem bài viết: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần những tài liệu gì? Hướng dẫn chi tiết viết tờ khai

Chi phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?

Loại phí, lệ phíGiá (Việt Nam Đồng)Mô tả
Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)100.000– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Phí công bố đơn120.000
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ120.000
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ120.000
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)180.000
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)550.000
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu600.000
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 nhóm)120.000
Lệ phí nộp đơn: (cho mỗi đơn)150.000

Xem chi phí chi tiết tại đây: Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam hết bao nhiêu?

Yêu cầu, điều kiện để thực hiện đăng ký nhãn hiệu?

Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký nhãn hiệu:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
  • Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Một số câu hỏi thường gặp về quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tôi là cá nhân thì có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không?

. Theo quy định tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Do đó bạn hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Một nhãn hiệu đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ được không?

. Nhãn hiệu đăng ký được phân nhóm dựa trên Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Nice), áp dụng toàn cầu. Dù có rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, nhưng Bảng phân loại nhãn hiệu chỉ gồm 45 nhóm. Do đó, một nhãn hiệu có thể được đăng ký bảo hộ cho nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ.

Xem chi tiết: Bảng phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu có phải thủ tục bắt buộc không?

Không bắt buộc. Tuy nhiên, quý khách cần tra cứu để xác định xem nhãn hiệu dự định đăng ký có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký trước đó hay không. Đồng thời có thể đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn sẽ được cấp bằng bảo hộ hay không.

Bạn có thể xem: Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu kiểm tra có bị trùng hay không?

Đơn đăng ký Nhãn hiệu đã nộp có được sửa đổi không?

Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc thực hiện theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ để sửa đổi đơn.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?

Theo quy định, Sau khi nộp đơn ĐKNH Cục SHTT sẽ tiến hành thẩm định về hình thức cũng như nội dung của đơn, thời gian thẩm định kéo dài từ 12-18 tháng. Rất nhiều trường hợp trước khi nộp đơn không tiến hành tra cứu nhãn hiệu và đã bị từ chối vì nhãn hiệu không đúng quy định; nhãn hiệu có dấu hiệu trùng/tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký/nhãn hiệu nổi tiếng.

Để thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện nhanh nhất, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Làm thể nào để tối ưu thời gian đăng ký nhãn hiệu?

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z

Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:

  • Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.

  • Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z

  • Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.

  • Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.

  • Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

  • Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan

  • Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu

  • Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu

Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệpđáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.

Một số thông tin khác về thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Số ký hiệuTrích yếuNgày ban hànhCơ quan ban hành
01/2007/TT-BKHCNThông tư 01/2007/TT-BKHCN-Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp14-02-2007Bộ Khoa học và Công nghệ
18/2011/TT-BKHCNThông tư 18/2011/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/200922-07-2011Bộ Khoa học và Công nghệ
50/2005/QH11Luật Sở hữu trí tuệ29-11-2005Quốc Hội
103/2006/NĐ-CPNghị định 103/2006/NĐ-CP-Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp22-09-2006Chính phủ
13/2010/TT-BKHCNThông tư 13/2010/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/200730-07-2010Bộ Khoa học và Công nghệ
05/2013/TT-BKHCNThông tư 05/2013/TT-BKHCN-Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/201120-02-2013Bộ Khoa học và Công nghệ
16/2016/TT-BKHCNThông tư 16/2016/TT-BKHCN-Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 201330-06-2016Bộ Khoa học và Công nghệ

Căn cứ pháp lý

Đối tượng thực hiệnCông dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Tổ chức nước ngoài, Hợp tác xã
Cơ quan thực hiệnCục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ
Kết quả thực hiệnGiấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Mã thủ tục2.002126
Số quyết định3675/QĐ-BKHCN
Tên thủ tụcThủ tục đăng ký nhãn hiệu
Cấp thực hiệnCấp Bộ
Loại thủ tụcTTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết
Lĩnh vựcSở hữu trí tuệ

Nếu quý khách có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp vui lòng điền thông tin vào form hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí:

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z

Địa chỉ: K4.45 KDC River Park, Đường D15A, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 093.197.3618

Email: info@azip.com.vn