Bạn muốn tìm hiểu về khái niệm Tên Thương Mại là gì và những yêu cầu cần thiết để đảm bảo bảo hộ cho tên thương mại của một doanh nghiệp? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về tên thương mại và tầm quan trọng của việc bảo vệ nó. Bằng cách nắm vững các quy định và điều kiện liên quan, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về cách bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp thông qua tên thương mại.
Tên thương mại là gì ?
Tên thương mại là tên gọi dùng để xác định chủ thể kinh doanh và phân biệt hoạt động kinh doanh của chủ thể này với hoạt động kinh doanh của chủ thể khác. Tên thương mại có những yếu tố: Những ký tự có thể đọc được, thường là từ ngữ, có thể kèm theo chữ số.
Tên thương mại còn bao gồm các thành phần mô tả và các thành phần phân biệt. Thành phần phân biệt có chứa đựng thông tin có chức năng mô tả loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh, mô tả lĩnh vực kinh doanh, mô tả xuất xứ địa lý của sản phẩm.
![Tên thương mại là gì](https://azip.vn/wp-content/uploads/2023/05/ten-thuong-mai-la-gi.jpg)
Tên thương mại còn có thể là tên của các cá nhân kinh doanh, tên đầu đủ của doanh nghiệp. Chủ kinh doanh còn sử dụng tên thương mại bằng tên giao dịch ngắn gọn.
Với những yếu tố hợp thành tên thương mại, tên thương mại được hiểu là biểu trưng cho uy tín của doanh nghiệp và là tài sản mang giá trị kinh tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy tên thương mại cần phải được bảo vệ chống lại các hành vi khai thác trái với sự định đoạt ý chí của chủ thể kinh doanh và nhằm mang nguồn thông tin hữu ích cho người tiêu dùng. Tên thương mại cần phải được bảo hộ tránh khỏi sự nhầm lẫn gây thiệt hại cho chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng.
Ví dụ về tên thương mại: Tên đầy đủ: Công ty gốm sứ Minh Long, Công ty thương mại tổng hợp Sơn Anh, Công ty TNHH Thủy Hưng Phát, …
Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu
Tên thương mại và nhãn hiệu đều có yếu tố thể hiện là các từ ngữ nên rất dễ nhầm lẫn. Do vậy, cần phân biệt hai khái niệm này theo các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Dấu hiệu nhận biết | – Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó- Được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc | Chỉ thể hiện dưới dạng từ ngữ và không được bảo hộ màu sắc, hình ảnh |
Căn cứ | Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếngĐược cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ | Không phải đăng ký bảo hộ. Được công nhận thông qua việc sử dụng tên trong hoạt động kinh doanh. |
Phạm vi | Trong phạm vi quốc gia và cả các quốc gia khác | Lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Thời hạn | Được bảo hộ trong thời gian 10 năm và được phép gia hạn | Không xác định thời hạn bảo hộ |
Số lượng | Mỗi cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu | Mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có một tên thương mại duy nhất |
Ý nghĩa | Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau | Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Chuyển giao | Được chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển nhượng | Chỉ được chuyển giao kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. |
Điều kiện bảo hộ tên thương mại là gì?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
Điều 76, 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại như sau:
- Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
* Lưu ý: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại theo Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm:
– Tên của cơ quan nhà nước;
– Tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Tên của chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Quy định về sử dụng tên thương mại là gì?
– Theo khoản 6 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách:
+ Dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh;
+ Thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
– Phạm vi quyền đối với tên thương mại theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 103/2006/NĐ-CP được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp.
Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
– Khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Bảo hộ tên thương mại như thế nào ?
Tại Việt Nam, tên thương mại được bảo hộ bằng hệ thống pháp luật. Khi Bộ luật Dân sự năm 1995 được ban hành, tên thương mại được quy định về bảo hộ. Tiếp theo, Luật Thương mại năm 1997 quy định tại các Điều 8, 20,24, 32; Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (1999) quy định tại Điều 7; Nghị định số 63/CP về quyền sở hữu công nghiệp (1996) Điều 6; Luật Doanh nghiệp (1999) quy định tại Điều 24.
Khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019), thì điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại được quy định tại mục 5, Phần thứ ba, chương VII về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, từ Điều 76 đến Điều 78.
Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ quy định điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ:
“Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.
Theo quy định tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại phải chứa đựng thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng. Tên thương mại không được trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Những nguyên tắc trong việc bảo hộ tên thương mại của chủ doanh nghiệp và tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
– Thương nhân phải có tên thương mại;
– Tên thương mại không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam;
– Tên thương mại phải được viết bằng tiếng Việt Nam, tên thương mại có thể được viết bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn;
– Tên thương mại phải được ghi trong các hóa đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân;
Tên thương mại được bảo hộ bao lâu: Hiện tại không có thời gian bảo hộ
Các yếu tố của tên thương mại
1. Tên thương mại được bảo hộ theo các điều kiện sau:
– Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số với điều kiện phát âm được;
– Tên thương mại đó phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Một tên thương mại của chủ thể kinh doanh phải thỏa mãn các điều kiện trên mới được bảo hộ.
2. Những tên gọi sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa là tên thương mại:
– Tên gọi của cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hôi, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc các chủ thế không liên quan đến hoạt động kinh doanh;
– Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;
– Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trưóc trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó.
Như vậy, tên thương mại là gì? Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số phát âm được và có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó là các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Những tên gọi của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể không hên quan tới hoạt động kinh doanh thì không thể coi là tên thương mại.
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU A&Z
Thay vì phải chật vật các thủ tục đăng ký nhãn hiệu phức tạp, mất thời gian; Quý khách hàng nên ủy quyền đăng ký cho Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ A&Z. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi, Quý khách sẽ được cung cấp những giá trị sau:
Đăng ký nhãn hiệu giá rẻ với mức chi phí phù hợp và cạnh tranh.
Đội ngũ nhân viên dầy dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Quyền lợi khách hàng được bảo đảm là sự thành công của dịch vụ tại A&Z
Dịch vụ tư vấn pháp luật và thiết kế nhãn hiệu rõ ràng, dễ hiểu.
Đa dạng các hình thức đăng ký nhãn hiệu: quốc tế, logo, sản phẩm.
Công ty chúng tôi sẽ hỗ trợ các tính năng tra cứu cơ bản/tra cứu chuyên sâu phù hợp theo nhu cầu của khách hàng nhằm loại bỏ tối đa sự trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.
Ưu đãi giá khi sử dụng các dịch vụ liên quan
Bộ phận thiết kế nhãn hiệu riêng cho doanh nghiệp chưa có nhãn hiệu
Nhận văn bằng bảo hộ và trao tận tay chủ sở hữu
Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy trên toàn quốc Việt Nam. Cam kết nhanh chóng xử lý các thủ tục và giải quyết mọi yêu cầu của khách hàng.
Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có nhu cầu được giải đáp chi tiết hơn về quy trình, thủ tục đăng ký tên thương hiệu xin vui lòng liên hệ công ty A&Z để được tư vấn.